Thứ Tư, 23 tháng 1, 2013

Cô gái rượt đuổi cướp qua 6 ngã tư không ai giúp đỡ

"Em bị cướp iPhone khi đang dừng đèn đỏ, em liên tục hô “Cướp! Cướp” trên suốt đường đuổi theo tụi nó, có rất đông người qua lại".

Gửi các anh trinh sát,
Chào các anh,

Em tên là Phương. Vào khoảng 19h ngày 22/01, sau giờ làm việc, em chạy xe một mình về. Đến đoạn Nguyễn Thị Minh Khai - Mạc Đĩnh Chi, Quận 1, TP HCM, em dừng đèn đỏ. Ngay lúc ấy, có một tên, đi bên phải, cứ tông xe vào xe em, em hơi loạng choạng, nhưng vẫn cảnh giác. Em sờ túi quần bên phải, thấy tiền vẫn còn.
Ngay lúc đó, có một tên chạy lên phía tay trái, áp vào xe em, móc điện thoại iPhone từ túi quần bên trái của em. Khi ấy, em nhanh chóng kiểm tra thì không kịp nữa. Em hô lên “cướp, cướp” và chạy rượt theo hắn.
Em rượt hắn đến ngã tư Nguyễn Thị Minh Khai - Đinh Tiên Hoàng, rồi sang ngã tư Đinh Tiên Hoàng - Lê Duẩn, lên đến Thảo Cầm Viên, rồi hắn cua lại đường Nguyễn Thị Minh Khai, Đinh Tiên Hoàng, Nguyễn Đình Chiểu. Đến đây trời tối quá, em mất dấu hắn. Tổng cộng em rượt theo hắn hết 6 cái ngã tư, và em hô “cướp” trên suốt đường đuổi theo tụi nó, rất đông người qua lại. Nhưng không có một ai giúp đỡ em, và cũng không thấy bóng dáng anh cảnh sát nào. Em hoàn toàn thất vọng.

Bây giờ, khi đã bình tâm lại, em mới viết được những lời này. Em tìm thấy một chút hy vọng và rất mong muốn các anh giúp hy vọng đó của em thành hiện thực. Em được biết tại một vài ngã tư em đi qua, có lắp camera giao thông, và có thể đã ghi hình lại được biển số xe của tên cướp (lúc đuổi theo, vì mắt bị cận nên em nhìn không rõ). Em rất rất mong các anh trinh sát sẽ giúp em tìm lại được điện thoại đã mất, bằng cách lần theo biển số xe như cách các anh đã phá vụ án cướp dưới chân cầu Sài Gòn.
Điện thoại, em có thể mua lại được, nhưng nó là công sức em lao động hơn năm trời. Em nhất quyết không thỏa hiệp với tội phạm để chúng vẫn còn lộng hành ngoài vòng pháp luật, và để mọi người không cảm thấy bất an khi ra đường.
Em quê tại Nha Trang và em sống ở Sài Gòn đã được 6 năm. Chưa bao giờ, em cảm thấy sợ cướp như thế.

Có thể, văn em viết không hay, nhưng điều em muốn bày tỏ trên đây là thật lòng. Xin các anh hãy giúp đỡ em bắt những tên cướp đó.

Thứ Tư, 9 tháng 1, 2013

Đầu năm, các hãng ôtô rầm rộ khuyến mại

M?c dù m?i vào d?u nam m?i, nhung các hãng ôtô dã liên t?c dua ra các chuong trình khuy?n m?i r?m r? nh?m thu hút khách hàng. Ði?u này cung d? hi?u b?i d?p T?t Nguyên Ðán dang d?n g?n, dây là co h?i d? các hãng ti?p c?n ngu?i tiêu dùng và tang doanh s? bán xe.

M? d?u là Auto Motors Vietnam, nhà nh?p kh?u và phân ph?i d?c quy?n thuong hi?u Renault t?i Vi?t Nam dua ra chuong trình khuy?n m?i h?p d?n có tên “Lì xì dón l?c cùng Renault Koleos, t?ng 100.000.000 VND”.


Renault Koleos

C? th?, trong kho?ng th?i gian t? 01/01 d?n h?t ngày 08/02/2013, khách hàng khi mua xe Renault Koleos s? nh?n du?c phong bao lì xì T?t tr? giá 100.000.000 VND. Chuong trình này ch? áp d?ng cho 10 xe Koleos do khách d?t mua tru?c ngày 8/2/2013 t?i 2 showroom Renault (68 Lê Van Luong, Hà N?i và s? 2 Nguy?n Kh?c Vi?n, qu?n 7, TP HCM).

Liên doanh Nh?t B?n Honda dua ra chuong trình “Mua Civic hái l?c d?u xuân”. Theo dó, khi khách hàng mua xe Civic t? ngày 07/01 d?n 28/02/2013 s? nh?n du?c th? ATM tr? giá 30 tri?u d?ng do Ngân hàng Vietcombank phát hành t?i các Ð?i lý Ôtô Honda. Chuong trình không áp d?ng cho khách hàng mua xe dùng làm taxi và các khách hàng dang hu?ng các chính sách h? tr? hi?n hành khác c?a Honda Vi?t Nam.


Khách hàng mua xe Honda Civic s? du?c t?ng th? ATM tr? giá 30 tri?u d?ng

Trong khi dó, thuong hi?u xe sang d?n t? nu?c Ð?c dua ra chuong trình khuy?n m?i kéo dài d?n ngày 31/01/2013.  Khách hàng s? du?c h? tr? 2.013 lít xang (áp d?ng cho dòng X series, GT, cab) và h? tr? lãi su?t d?c bi?t cho 02 nam d?u tiên t? HSBC (áp d?ng cho t?t c? các xe).

Ð?ng th?i, BMW Euro Auto cung cung c?p các d?ch v? h?u mãi ch?t lu?ng và chuyên nghi?p, n?i b?t là “D?ch v? tr?n gói chính hãng BMW” và “D?ch v? d?ng son chính hãng”. Qua dó, BMW Euro Auto hu?ng d?n vi?c mang d?n nh?ng l?i ích lâu dài cho khách hàng trong su?t quá trình s? h?u và tr?i nghi?m dòng xe BMW yêu thích.

Cu?i cùng là GM Vi?t Nam v?i chuong trình h? tr? d?c bi?t dành cho Chevrolet Captiva. Theo dó, ngoài m?c khuy?n m?i gi?m giá hon 105 tri?u d?ng duoc công b? tru?c ngày 17/12/2012, v?i chuong trình ‘‘Mua ngay Captiva, c? nhà vui nam m?i’’, khách hàng mua xe Chevrolet Captiva LT và Chevrolet Captiva LTZ còn du?c g?i t?ng thêm chuy?n du l?ch nu?c ngoài cho 2 ngu?i tr? giá 60 tri?u d?ng Vi?t Nam.

Ngoài ra, khi mua Captiva, khách hàng cung s? du?c áp d?ng chuong trình “Chevrolet Cham sóc d?c bi?t”: Trong vòng hai nam k? t? ngày mua (tính theo ngày trên hóa don bán l?) ho?c trong vòng 50.000 km d?u tiên (tùy di?u ki?n nào d?n tru?c), ch? xe s? du?c thay th? ph? tùng mi?n phí cùng công b?o trì và s?a ch?a theo l?ch b?o trì d?nh k? t?i các trung tâm d?ch v? du?c GM Vi?t Nam ?y quy?n.

Hoàng Tùng (TTTÐ)

Chủ Nhật, 6 tháng 1, 2013

Tăng cường công tác phòng chống rét cho người bệnh

Tăng cường công tác phòng chống rét cho người bệnh

SGTT.VN - Nhân dân cần biết về các tai nạn mùa lạnh như ngộ độc khí CO do sưởi ấm bằng than tổ ong trong nhà kín, bỏng lửa hoặc tử vong trẻ em do chở bằng xe máy đi ngoài trời rét; ngạt thở trẻ em do mặc quá nhiều quần áo ấm.

Ngày 5.1, cục quản lý khám, chữa bệnh (bộ Y tế) có công văn gửi các cơ sở khám, chữa bệnh thực hiện các biện pháp tăng cường công tác phòng chống rét cho người bệnh. Hiện tình hình thời tiết diễn biến bất thường, có các đợt rét đậm, rét hại kéo dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình hình sức khoẻ của nhân dân đặc biệt là người già và trẻ em, những người có bệnh mãn tính về hô hấp, xương khớp...

Để giảm thiểu tác hại do thời tiết diễn biến bất thường, rét đậm rét hại kéo dài gây ra đối với tình hình sức khoẻ nhân dân, bộ Y tế yêu cầu các đơn vị cảnh báo để nhân dân biết về các tai nạn như ngộ độc khí CO do sưởi ấm bằng than tổ ong trong nhà kín, bỏng lửa hoặc tử vong trẻ em do chở bằng xe máy đi ngoài trời rét; ngạt thở trẻ em do mặc quá nhiều quần áo ấm. Trẻ em tại các nhà trẻ, trại trẻ không bảo đảm điều kiện chăm sóc, cách ly và dinh dưỡng kém có thể mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do virut. Các cơ sở khám, chữa bệnh đảm bảo việc phòng chống rét cho người bệnh trong quá trình khám chữa bệnh…

L.Hà

Kỳ án vườn mít: còn đó những món nợ

Kỳ án vườn mít: còn đó những món nợ
SGTT.VN - “Cái ác cần phải bị nghiêm trị để công lý được thực thi và công bằng về với người bị hại. Hình ảnh vợ chồng ông Điểu Cẩn, cha mẹ của cháu Thị Út vạ vật ở sân toà, trệu trạo nhai cơm khiến ai cũng phải day dứt. Vụ án kéo dài tám năm, một tháng, 22 ngày là quãng thời gian nỗi đau mất con không thể nguôi ngoai”. Vị đại diện viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Phước, trong phần luận tội đã nói như trải lòng.
Khi nỗi đau chưa qua, khi sự thật còn chưa tường minh thì các cơ quan tiến hành tố tụng vẫn phải lửng lơ với những món nợ!
Nợ cái chết oan
Bị cáo Lê Bá Mai tại phiên tòa 
Trời Đồng Xoài hừng sáng vẫn chưa thôi lạnh. Vợ chồng ông Điểu Cẩn trông tiều tuỵ, khắc khổ gạt chống xe máy, nhanh chân bước ra sân toà, phơi mình trong khoảnh nắng yếu ớt cuối năm... Như bao lần xử trước, lần xét xử này, tên đứa con gái bé bỏng Thị Út của vợ chồng ông sẽ được người ta nhắc đến rất nhiều. Những câu hỏi của hội đồng xét xử, công tố viên, luật sư kéo cái ngày kinh hoàng với gia đình ông trở về như những thước phim buồn.
Đó là ngày 12.11.2004, tại khu vực vườn mít, thuộc trang trại gần nhà ông, người ta phát hiện một xác chết bé gái khoảng 12 tuổi. Nạn nhân được xác định bị giết trước đó khoảng năm ngày, trùng thời điểm ông Điểu Cẩn báo con gái Thị Út mất tích với công an xã.
Đến hiện trường nhận dạng, đất trời như sụp dưới chân, khi đôi bông tai bằng vàng quen thuộc ông mua cho con vẫn lấp lánh trên đôi tai nhỏ. Bàn tay Út vẫn đeo chiếc nhẫn giả, loại đồ chơi trẻ con cháu tự kiếm, rồi chiều cao, rồi hình thể đứa con vợ chồng ông rứt ruột đẻ ra… quen thuộc đến nỗi trả lời câu hỏi của vị chủ toạ, ông đáp rành mạch, dù vốn liếng tiếng Việt không phải sở trường.
Hơn tám năm với nhiều cấp toà, hàng chục lần xét xử, hồ sơ trả tới trả lui… các cơ quan tiến hành tố tụng vẫn chưa thể trả lời chính xác ai là hung thủ tàn độc? Những lần bị cáo Lê Bá Mai bị tuyên tử hình, ông nghĩ là Mai làm. Những lần Mai được trả hồ sơ, tuyên vô tội ông lại chờ toà tìm giúp kẻ đã giết con mình.
Vì vậy, tại phiên toà ngày 3.1, khi nghe TAND tỉnh Bình Phước tuyên Lê Bá Mai có tội hiếp dâm và giết Út với bản án phạt tù chung thân, ông Điểu Cẩn tâm sự rằng “chỉ cần có kẻ chịu trách nhiệm với cái chết của con ông thì tử hình hay chung thân không còn quan trọng nữa. Gia đình ông sẽ không kháng cáo”.
Nhưng, nếu hung thủ không phải là Lê Bá Mai thì liệu bất cứ hình phạt nào đối với bị cáo này có đem lại cho cháu bé Thị Út sự công bằng?
Đáp số nào cho “bài toán công lý”?
Với bất kỳ một bị cáo nào, hành vi hiếp dâm trẻ em và giết người phải bị trả giá bằng chính mạng sống của người thực hiện hành vi phạm tội. Nếu là hung thủ của vụ án tàn độc kể trên, Lê Bá Mai cũng thế. Tuy nhiên, khi chứng cứ buộc tội chưa thuyết phục, lỏng lẻo thì “thà tha lầm còn hơn tuyên án oan người vô tội”. Đó là nguyên tắc của tố tụng văn minh.
Trở lại với phiên toà sơ thẩm lần 3, ngày 3.1 của TAND tỉnh Bình Phước, hội đồng xét xử nhận định Lê Bá Mai có tội và tuyên bị cáo này mức phạt tù chung thân. Hai tội mà toà cho rằng Mai phạm pháp đều có khung hình phạt cao nhất lên đến tử hình. Như vậy, nếu tuyên mức án thấp hơn, công lý đã không được bảo vệ một cách trọn vẹn.
Toà viện dẫn vụ án xảy ra đã lâu, bị cáo phạm tội lần đầu, nhân thân tốt, mặc dù quá trình điều tra có thiếu sót nhưng những thiếu sót đó không ảnh hưởng đến bản chất vụ án… Cuối cùng thì “giải pháp trung dung” có tội nhưng chưa đến mức loại bị cáo ra khỏi đời sống xã hội vĩnh viễn đã được chọn lựa, thay cho nghiêng hẳn về một bên có tội hay vô tội.
Ông Lê Bá Triệu, cha bị cáo Lê Bá Mai cho biết sẽ cùng con trai mình kháng cáo để được minh oan.
Chừng nào những câu hỏi của vụ án còn chưa sáng tỏ như: Lê Bá Mai hiếp dâm sao không để lại tinh dịch, tinh trùng trong người nạn nhân? Tại sao nhân chứng Thị Hằng lúc khai thấy một thanh niên, sau lại khai là Mai? Tại sao bản vẽ hiện trường của Mai (không có hướng ra xác chết) và điều tra viên khác nhau?... thì có lẽ món nợ của cơ quan tiến hành tố tụng vẫn chưa thể trả theo đúng chức trách của mình.
Đó là món nợ với tính nghiêm minh của pháp luật khi hành vi có tội đặc biệt nghiêm trọng nhưng bản án chưa tương xứng, với bị cáo bị kết án mà thiếu chứng cứ thuyết phục và quan trọng hơn hết là với nạn nhân chết oan.
Thanh Nhã

Bão số 1 suy yếu thành áp thấp

Bão số 1 suy yếu thành áp thấp

SGTT.VN - Theo trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Trung ương, hiện bão số 1 cách đảo Côn Đảo khoảng 370km về phía đông đông nam.

Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, cấp 9, giật cấp 11, cấp 12. Ngày 8.1, bão số 1 đổi hướng di chuyển theo hướng tây tây nam, mỗi giờ đi được khoảng 10km và có khả năng suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, nhưng sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6, cấp 7, giật cấp 8, cấp 9. Do ảnh hưởng của bão, khu vực biển giữa Bình Thuận – Cà Mau có gió mạnh cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8, cấp 9, giật cấp 11, cấp 12. Biển động rất mạnh. Ngoài ra, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão kết hợp với gió mùa đông bắc mạnh, nên vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Bình Thuận đến Cà Mau có gió mạnh cấp 6, cấp 7, giật cấp 8, cấp 9.

Lệ Hà

Nước sông Đồng Nai đang bị ô nhiễm

Nước sông Đồng Nai đang bị ô nhiễm

SGTT.VN - Nước sông Sài Gòn Đồng Nai hiện đang bị ô nhiễm bởi các chỉ tiêu hoá lý và vi sinh, với mức độ ô nhiễm dầu, coliform, kim loại nặng và độ mặn có xu hướng tăng dần.

Thông tin này vừa được sở Tài nguyên và môi trường TP.HCM công bố về chất lượng nước sông Đồng Nai trong năm năm qua. Nguyên nhân làm cho nước sông Đồng Nai ngày càng bị ô nhiễm là do nhiều vấn đề bức xúc đến nay vẫn chưa được giải quyết, như: dân số tập trung đông, lượng nước thải sinh hoạt rất lớn, nhưng chưa được xử lý triệt để, gây ô nhiễm nguồn nước trên địa bàn thành phố; nước thải y tế chưa được thu gom, xử lý triệt để, nhất là nước thải ở các bệnh viện công; vấn đề thu gom, xử lý chất thải y tế, chất thải nguy hại...

Ngoài ra, hoạt động sinh hoạt và công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chăn nuôi tại khu vực huyện Củ Chi, Hóc Môn; một lượng lớn nước thải sinh hoạt, công nghiệp từ thị xã Thủ Dầu Một (Bình Dương); nước thải sinh hoạt, công nghiệp từ TP Biên Hoà (Đồng Nai) đổ ra làm chất lượng nước sông Sài Gòn – Đồng Nai ngày càng xấu đi. Nguồn nước sông Đồng Nai có tầm quan trọng đặc biệt và sống còn đối với TP.HCM, là nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho hàng chục triệu người, cấp nước cho công nghiệp, tưới tiêu nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, du lịch sông nước và giao thông thuỷ.

L. Quỳnh

Năm 2012, xử phạt 157 cơ sở vi phạm môi trường

Năm 2012, xử phạt 157 cơ sở vi phạm môi trường

SGTT.VN - Tổng cục Môi trường (bộ Tài nguyên và môi trường) cho biết trong năm 2013, tổng cục sẽ tập trung thanh, kiểm tra các cơ sở hành nghề quản lý chất thải nguy hại; khu công nghiệp, cụm công nghiệp gây ô nhiễm các lưu vực sông; các cơ sở khai thác, chế biến và tàng trữ dầu khí; sản xuất giấy và bột giấy; thắt chặt việc quản lý nhập khẩu, quá cảnh và lưu giữ phế liệu, chất thải tại các cảng biển.

Trong năm 2012, tổng cục đã triển khai năm đoàn thanh, kiểm tra về bảo vệ môi trường đối với 38 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên phạm vi 11 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; tiến hành thanh, kiểm tra 429 cơ sở, khu công nghiệp, cụm công nghiệp; xử lý 157 cơ sở vi phạm với số tiền xử phạt là 32,7 tỉ đồng. Tổng cục Môi trường cũng đã tổ chức thẩm định và báo cáo Thủ tướng kết quả đánh giá môi trường chiến lược của 29 chiến lược, quy hoạch phát triển; thẩm định 201 hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường và 30 hồ sơ dự án ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường đối với các dự án khai thác khoáng sản; kiểm tra, xác nhận sau thẩm định báo cáo Đánh giá tác động môi trường đối với 62 dự án.

Thiên Lam

Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2013

Bão số 1 ảnh hưởng 50.000 tàu thuyền và 80.000 người

Bão số 1 ảnh hưởng 50.000 tàu thuyền và 80.000 người

SGTT.VN - Trước diễn biến phức tạp của bão số 1, chiều 4.1, tại Hà Nội, Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương đã có cuộc họp nhằm triển khai các phương án ứng phó với bão

Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải yêu cầu các địa phương cần theo dõi chặt chẽ diễn biến cơn bão, tuyệt đối không được chủ quan và tiếp tục hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho tàu thuyền tìm nơi tránh trú an toàn. Đặc biệt, trong quá trình lai dắt các tầu bị nạn, phải đảm bảo an toàn cho người và phương tiện của ngư dân.

Bão số 1 là cơn bão đầu năm nhưng đến sớm và trái với quy luật. Theo dự báo, cơn bão này sẽ không ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền Việt Nam nhưng sẽ quét dọc theo Quần đảo Trường Sa làm ảnh hưởng tới hơn 50.000 tàu, thuyền và hơn 80.000 người.

Tính đến thời điểm này, Bộ đội biên phòng các tỉnh, thành tuyến biển từ Đà Nẵng đến Cà Mau đã phối hợp với các địa phương, gia đình chủ tàu và thuyền trưởng thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho 46.630 tàu với 194.332 người đang hoạt động trên biển biết vị trí và hướng di chuyển của bão để chủ động phòng tránh. Riêng 1 tàu cá với 7 lao động bị gãy chân vịt, thả trôi lúc 13 giờ ngày 3/1 cũng đã được tàu Trường Sa 20 của Hải quân tiếp cận và lai dắt vào bờ.

Để chủ động ứng phó với bão số 1, Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương đã có công điện gửi các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng… nhanh chóng triển khai các biện pháp ứng phó với bão.

Theo Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương, từ chiều và đêm 4.1, bão sẽ di chuyển theo hướng lệch về vùng biển Việt Nam, đồng thời hoàn lưu bão sẽ gây mưa và mưa to tại khu vực phía Nam.

TTXVN

40.000 cổ vật trên con tàu đắm

40.000 cổ vật trên con tàu đắm
SGTT.VN - Ngày 3.1, sở VH-TT-DL Quảng Ngãi cho biết UBND tỉnh Quảng Ngãi đã phê duyệt kết quả chỉ định thầu đơn vị khai quật khẩn cấp di sản văn hóa dưới nước tại vùng biển thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, H.Bình Sơn là Công ty TNHH Đoàn Ánh Dương, TP.HCM.
Chồng chậu gồm 11 chiếc chậu gốm tráng men nâu kết dính thành khối cùng san hô và tiền đồng có dấu hiệu bị cháy. Ảnh: thanhnien.com.vn 
UBND tỉnh Quảng Ngãi giao sở VH-TT-DL Quảng Ngãi và bảo tàng Quảng Ngãi chủ trì, thực hiện khai quật, đồng thời mời một số chuyên gia khảo cổ học của Bộ VH-TT-DL tham gia khai quật, xử lý, giám định cổ vật; huy động lực lượng công an, biên phòng bảo vệ an ninh, an toàn tại hiện trường con tàu cổ đắm...
Trước đó, trên cơ sở kết quả đợt thăm dò, khảo sát, các ngành chức năng xác định tàu cổ đắm tại vùng biển thôn Châu Thuận Biển có chiều dài 22 m, chiều ngang 4,8 m, mặt trên của tàu chia làm nhiều khoang đã bị phá vỡ và biến dạng. Vị trí tàu cổ đắm dưới biển cách bờ khi thủy triều lên là 150 m, khi thủy triều xuống là 70 m.
Tàu cổ đắm được xác định là thương thuyền của con đường tơ lụa trên biển, đi từ bắc xuống nam gặp mưa bão nên phải neo trú tại vùng biển thôn Châu Thuận Biển chờ sóng êm để tiếp tục hành trình.
Trong thời gian neo trú có thể tàu bị phát hỏa bốc cháy, chìm và gặp biển động nên xác tàu bị cát vùi lấp rất nhanh. Vì vậy, toàn bộ lượng hàng hóa được bảo quản tương đối tốt.
Qua giám định, mẫu vật trên con tàu cổ đắm thu hồi từ việc lặn tìm trái phép của ngư dân, được chia thành hai loại: đồ celadon men ngọc cao cấp và đồ gốm tráng men thông dụng có niên đại khoảng thế kỷ 14 đầu thế kỷ 15. Ước tính số lượng cổ vật trên tàu khoảng 40.000 món.
Theo UBND tỉnh Quảng Ngãi, xác tàu cổ đắm có giá trị to lớn trong quá trình nghiên cứu việc giao thương, mua bán của con đường tơ lụa trên biển; do vậy sau khi trục vớt, con tàu đắm này sẽ tổ chức trưng bày, tạo điều kiện cho các nhà nghiên cứu lịch sử, các nhà khảo cổ học... tìm hiểu kỹ hơn về nguyên liệu, thiết kế của tàu cách đây khoảng hơn 600 năm, mà trước đây chưa có tàu cổ đắm nào được trục vớt.
Vào năm 1999, cũng tại vùng biển thôn Châu Thuận Biển, các ngành chức năng ở Quảng Ngãi phối hợp với Tổng công ty trục vớt và cứu hộ Visal (Cục Hàng hải, Bộ GTVT) thăm dò, khai quật đã phát hiện một chiếc tàu cổ đắm nằm cách bờ khoảng 20 m, ở độ sâu khoảng 4,5 m.
Con tàu đắm này dạng thuyền buồm, có chiều dài khoảng 21 m, trên tàu có nhiều dây cột buồm bị cháy, các cổ vật gốm sứ bị cháy. Kết quả khai quật thu được nhiều cổ vật gốm sứ, đồ đá, đồ đồng ở các niên đại khác nhau, như đồ gốm sứ sử dụng của các thủy thủ ở thế kỷ 15, còn hàng hóa gốm sứ, đồ đồng buôn bán ở thế kỷ 17.
Các cổ vật gốm sứ trên con tàu cổ đắm này bị ngư dân dùng mìn khai thác nên bị hủy hoại toàn bộ. Cuộc khai quật khảo cổ học dưới nước sau đó cũng dừng lại.
Từ những phát hiện trên, các nhà khảo cổ học khẳng định vùng biển thôn Châu Thuận Biển có nhiều thương thuyền của con đường tơ lụa trên biển bị đắm chìm. Đây là tài sản quý giá của quốc gia cần được nghiên cứu, khai thác và phát huy giá trị.
Hơn 40,6 tỉ đồng thực hiện khai quật, xử lý hiện vật
Theo phương án khai quật khẩn cấp di sản văn hóa dưới nước tại vùng biển thôn Châu Thuận Biển mà UBND tỉnh Quảng Ngãi đã phê duyệt, thời gian khai quật là 60 ngày với diện tích khai quật 600 m2. Dự kiến tổng kinh phí thực hiện khai quật, xử lý hiện vật sau khai quật khoảng hơn 40,6 tỉ đồng. Tổ chức cá nhân được giao thăm dò, khai quật, trục vớt cổ vật có trách nhiệm ứng trước toàn bộ kinh phí để thực hiện theo phương án. Chậm nhất đến ngày 31.1, UBND tỉnh Quảng Ngãi sẽ quyết định chính thức phương án phân chia hiện vật khai quật, trục vớt được từ con tàu cổ đắm tại vùng biển thôn Châu Thuận Biển. Ngày 3.1, UBND tỉnh Quảng Ngãi cũng đã quyết định thành lập Hội đồng tư vấn xác định tỷ lệ phân chia hiện vật sau khi khai quật, do tiến sĩ Nguyễn Đăng Vũ, giám đốc sở VH-TT-DL Quảng Ngãi làm chủ tịch hội đồng.
thanhnien.com.vn

Người Việt kể chuyện sống sót trên máy bay Myanmar

Người Việt kể chuyện sống sót trên máy bay Myanmar

SGTT.VN - Thoát chết trong gang tấc cùng gia đình sau khi chiếc máy bay Myanmar lao xuống đất, cháy rồi vỡ đôi, ông Dương Đình Giao đã có cơ hội khám phá nhiều điều mà ông chưa từng ngờ tới ở Myanmar.

Mọi người tập trung gần chiếc máy bay Fokker-100 gặp nạn của hãng Air Bagan hôm 25-12. Ảnh: Reuters 

Ngày 25.12, ngày thứ hai của hành trình của tôi tại Myanmar, máy bay của hãng hàng không Air Bagan đưa chúng tôi đi từ Yangon đến Heho, nơi có hồ Inle nổi tiếng. Theo lịch trình, chuyến bay sẽ đến Heho lúc 9 giờ, sau khi dừng lại ở sân bay Mandalay để đón và trả khách trong khoảng 30 phút. Khi máy bay hạ độ cao chuẩn bị xuống sân bay Heho, tôi nhìn đồng hồ, lúc ấy là 8 giờ 55.

Một lát sau, tôi cảm thấy một cú tiếp đất mạnh hơn bình thường khi máy bay hạ cánh. Ngay sau đó là những rung lắc liên tục trong vòng khoảng 10 giây. Đang bất ngờ vì không hiểu chuyện gì đã xảy ra, tôi nghe thấy một tiếng thét ở phía sau. Biết là đã có chuyện, tôi nhắc mọi người bình tĩnh và đứng lên bật nắp khoang hành lý để lấy ba lô của mình. Nhưng nắp vừa bật, tôi bị đẩy ngã nhào về phía trước.

Đứng lên, quay lại nhìn phía sau, tôi thấy các thành viên trong gia đình mình đã rời khỏi ghế và ra được lối đi. Bước lên mấy bước, tôi chợt ngửi thấy mùi khói. Một ý nghĩ thoáng qua "Chỉ cần một tiếng nổ là tất cả sẽ chấm hết!". Xuống khỏi thang máy bay, tôi mới thấy máy bay đã không hạ cánh trên đường băng bê tông mà đang nằm trên một cánh đồng, phía đuôi máy bay đang bốc cháy, khói nghi ngút.

May mắn bất ngờ, tất cả chúng tôi, gồm 6 người trong gia đình và hai mẹ con bà thông gia người Australia đều an toàn. Tôi vội giục mọi người nhanh chóng chạy ra xa.

Trên chuyến bay có 65 người, kể cả phi hành đoàn, ngoài 5 người Việt Nam trong gia đình tôi tất cả đều là khách du lịch từ các nước Mỹ, Pháp, Hà Lan, Hàn Quốc...

Nơi máy bay hạ cánh khẩn cấp cách sân bay khoảng 3 km và cách đường ô tô khoảng 200 m. Khi ra tới nơi, mấy xe cứu hỏa đã có mặt và đang tìm cách tiếp cận với đám cháy, nhưng vì không có lối vào, phải nối dài vòi rồng nên việc cứu chữa không thật hiệu quả.

Trên đường, chúng tôi nhìn thấy nhiều biển tên khách của các công ty du lịch, khách sạn mà khách du lịch trên chuyến bay đã đặt chỗ. Họ nhanh chóng tiếp cận với khách của mình. Sự có mặt của họ dù là những người chưa quen biết cũng khiến chúng tôi yên tâm hơn, vì đã có người sẵn sàng hỗ trợ khi khó khăn nơi đất khách quê người. Nhiều xe máy, ô tô đã dừng lại chứng kiến đám cháy, trong đó có cả nhiều người dân Myanmar đang làm việc trên cánh đồng.

Lúc này dù đã hơn 9 giờ nhưng mặt trời vẫn chưa kịp xua tan sương mù. Trời khá lạnh. Thật cảm động khi thấy những người nông dân lam lũ, cởi những chiếc khăn choàng khoác lên vai, trùm lên đầu những đứa trẻ, bỏ những đôi dép mình đang đi cho những phụ nữ phương Tây xa lạ đang chịu cảnh rét mướt.

Trên đường thoát hiểm, nhiều túi, mũ, ba lô bị rơi được mọi người tập hợp bên lề đường để người thất lạc đến nhận. Rất nhiều người dân Myanmar có mặt, nhưng không hề thấy ai để có ý định cướp giật gì.

Một lát sau, hai xe khách loại lớn đưa tất cả về sân bay Heho. Khi xe dừng lại bên ngôi chùa gần sân bay, tôi nghĩ người dân Myanmar sùng đạo Phật đã đưa chúng tôi đến đây để tạ ơn Trời Phật giúp thoát nạn. Nhưng không phải! Hãng hàng không đã nhanh chóng liên hệ với chính quyền sở tại mượn ngôi chùa làm nơi cho chúng tôi tạm nghỉ, tránh cái lạnh giá ngoài trời. Xuống xe, chúng tôi lại thấy những người dân bình thường đang mang đệm, chăn của gia đình mình trải trên nền chùa bằng gạch men.

Khi mọi người đã vào hết trong chùa, các nhân viên y tế có mặt. Họ thăm khám, đo huyết áp, băng bó cho những người bị thương nhẹ. Những người bị thương nặng đã ngay lập tức được đưa về Yangon. Riêng hai khách người Mỹ bị bỏng nặng được đưa sang Bangkok bằng trực thăng. Nước uống, bánh trái được mang đến.

Lúc 10h, tức là sau khi sự cố xảy ra một giờ, ông chủ tịch huyện sở tại cũng đã đến thăm hỏi những người gặp nạn. Lúc này, cảnh kẻ nằm người ngồi trong chùa vô cùng lộn xộn. Việc kiểm đếm những hành khách có mặt thật khó khăn. Những người có trách nhiệm có lẽ vì tôn trọng đã không yêu cầu chúng tôi ngồi cho ngay hàng thẳng lối. Họ cứ đếm đi đếm lại, người đếm bằng tiếng Myanmar, người đếm bằng tiếng Anh. Có lúc thấy ba bốn người cùng đếm. Sau tôi mới hiểu, họ cần nhanh chóng xác định số người có mặt ở đây để có thể phát hiện số người mất tích nếu có.

Phải đến khi có danh sách hành khách từ sân bay Yangon và Mandalay gửi tới, việc kiểm đếm mới chấm dứt. Lúc này công việc đơn giản hơn. Những người có mặt được dánh dấu vào danh sách. Nhưng việc này cũng được thực hiện tới ba bốn lần bởi những người khác nhau, chứng tỏ họ rất thận trọng.

Đến 11 giờ, chúng tôi được đưa tới phòng khách của sân bay. Ở đây có bia, nước ngọt và những thức ăn nhẹ. Họ thông báo cho chúng tôi biết, ai muốn trở về Yangon sẽ được bố trí một chuyến bay riêng, còn những ai muốn ở lại sẽ được đưa tới một khu nghỉ dưỡng bên hồ Inle chờ đợi giải quyết hậu quả. Gia đình chúng tôi quyết định ở lại và được đưa tới khu nghỉ dưỡng bằng hai xe con.

Ở đây, chúng tôi đã được đón tiếp chu đáo, hai hoặc ba người được bố trí ở trong một biệt thự. Sau khi tạm nghỉ ngơi, đến 3h, chúng tôi được báo đi ăn cơm. Ai cũng nghĩ chắc sẽ được một bát mỳ hoặc cái gì đại loại như thế, nhưng thật bất ngờ, tất cả được mời một bữa tiệc buffe thịnh soạn, trên bàn ăn còn có cả hoa và thắp nến. Người quản lý giải thích "vì hôm nay là Noel”.

Sau khi ăn xong, mỗi người chúng tôi được phát quần áo và một ít tiền (tiền Myanmar và đôla Mỹ) đủ để mua sắm lại những hành lý đã mất và tiếp tục hành trình nếu muốn. Ai cũng bất ngờ trước sự thu xếp nhanh gọn này.

Đến 19h mọi người lại được mời ăn cơm. Lại tiệc buffe, hoa và nến, có thêm rượu champagne và rượu vang. Ông chủ tịch Tập đoàn HTOO mà Air Bagan là một trong nhiều công ty con đã từ Yangon vượt gần một nghìn cây số tới thăm hỏi những người gặp nạn. Sáng hôm sau, chúng tôi lại được nhận thêm một số quần áo và tiền.

Hãng hàng không có máy bay gặp nạn lo chu đáo và có trách nhiệm giải quyết hậu quả của vụ tai nạn. Trong suốt thời gian ở lại 5 ngày, ở Heho hay khi đã trở về Yangon, tất cả hành khách trên chuyến bay đều được ăn ở tại những nơi tương đương khách sạn 5 sao, được hưởng các dịch vụ như giặt là, điện thoại quốc tế... hoàn toàn miễn phí.

Tôi vốn mơ ước một cuộc sống bình dị, rất sợ tất cả những gì là hào nhoáng, bóng bẩy, nay trong hoàn cảnh không một xu dính túi, trên người chỉ độc một bộ quần áo, hành lý và túi xách tay đều đã cháy cùng máy bay, ngay cái máy ảnh đeo trên cổ cũng chỉ còn sợi dây đeo, kính cận cũng rơi mất, lại được ăn ở như thế này thật cũng là một bất ngờ thú vị. Chúng tôi không phải bước chân ra khỏi khách sạn, mọi công việc cần thiết đều do nhân viên của họ giải quyết. Ngay việc làm giấy thông hành để sử dụng khi còn trên đất Myanmar cũng được thực hiện ngay tại nơi ở.

Theo họ, chỉ hai việc chúng tôi phải có mặt đó là đi kiểm tra sức khỏe và làm lại hộ chiếu. Nhưng với hai việc này, họ đều cho xe đưa đón và cử nhân viên đi theo hỗ trợ khi cần thiết. Họ đã hợp đồng với bệnh viện tốt nhất Yangon để giám đốc bệnh viện có mặt bất cứ lúc nào chỉ đạo việc thăm khám và chữa trị khi có khách do họ đưa đến.

Những nhân viên đi theo cũng ngồi đó chờ đợi và đưa khách về tận nơi ở sau khi việc thăm khám kết thúc. Vợ tôi và bà thông gia người Australia sau khi gặp chấn động mạnh bị đau lưng. Hai người được khám suốt hơn ba tiếng, mỗi người được làm đủ các loại xét nghiệm, chụp 4 tấm phim cỡ 50x50. Khi thấy không có vấn đề gì trầm trọng, họ đã cho mỗi người một cái đai bó lưng và thuốc giảm đau các loại. Bà xã nhà tôi cũng phải thốt lên "Cả đời gần 70 tuổi, chưa bao giờ được thăm khám kỹ càng như thế!".

Sau khi về Yangon, hãng hàng không đã tập hợp mọi người để thông báo về việc giải quyết bảo hiểm cho hành khách đi trên chuyến bay, giải quyết vụ việc với đầy đủ tinh thần trách nhiệm. Địa chỉ và số tài khoản của hành khách được ghi lại để nhận kết quả sau khi một công ty bảo hiểm của Anh tiến hành bồi thường.

Không chỉ những người có trách nhiệm, suốt 5 ngày, dù ở đâu, chúng tôi cũng đón nhận được sự ân cần chu đáo của các nhân viên hãng hàng không và khu nghỉ dưỡng. Họ dìu những người bị đau khi lên xuống các bậc thềm, đưa chúng tôi đến tận nơi, mở cửa, bật đèn rồi giơ tay mời vào khi hỏi đến nơi nào đó. Thấy trên tay ai có mấy túi nilon, vỏ hoa quả, họ đều nhanh chóng giơ tay đón lấy mặc dù thùng rác ở ngay trước mặt. Những cử chỉ ấy tôi hiểu không chỉ vì phương châm coi "khách hàng là Thượng đế" mà còn biểu hiện tấm lòng người giàu trắc ẩn.

Khi vào một làng dệt lụa thủ công trên hồ Inle, khi được biết chúng tôi là những người vừa gặp nạn, chủ cửa hàng lập tức hạ giá 30% cho toàn bộ sản phẩm mà chúng tôi mua. Số tiền thực ra không nhiều nhưng cử chỉ ấy của họ cũng khiến chúng tôi phải xúc động.

Sau 5 ngày, mọi thủ tục đã xong. Gia đình tôi được đưa ra sân bay. Ở đây, nhân viên của họ làm tất cả mọi thủ tục cho chuyến bay và chỉ ra về sau khi chúng tôi tạm biệt để vào phòng cách ly.

Từ Myanmar trở về, tôi cứ bâng khuâng và ân hận, vì sao một đất nước chẳng cách xa chúng ta là mấy, một xứ sở có những người dân giàu lòng nhân hậu, vị tha như thế mà tôi chưa hiểu biết được bao nhiêu.

Trong cuộc đời chưa bao giờ gặp một tai họa lớn và lại thoát hiểm ngoạn mục như vậy, chúng tôi cảm thấy biết ơn ông bà, cha mẹ đã ăn ở hiền lành, tu nhân tích đức dù trong biết bao vất vả thiếu thốn để con cháu bây giờ được hưởng phúc.

Tôi muốn cảm ơn những người dân Myanmar đã giang vòng tay che chở khi gia đình tôi gặp nạn. Và tôi thầm nghĩ, chuyến đi hôm nay của chúng tôi dang dở, nhưng nhất định sẽ có chuyến đi khác. Một đất nước với những con người như thế xứng đáng để chúng ta khám phá.

Theo NLĐO

“Án treo” của làng ngói cổ

Chuyện cuối tuần

“Án treo” của làng ngói cổ

SGTT.VN - Trong năm 2012, đã không dưới hai lần hơn 20 lò ngói cổ của xã Kim Quan (huyện Thạch Thất) có lệnh cưỡng chế, buộc xoá sổ theo chủ trương xoá lò gạch thủ công của TP Hà Nội. Song đến nay số phận của làng cung cấp ngói cổ cho hầu hết các đình chùa lớn trên cả nước này vẫn chưa rõ hồi kết.

Một góc mái ngói cổ ở Kim Quan.

Gộp lò gạch cũ với lò ngói cổ

Năm 2010, khi Thủ tướng có quyết định phát triển vật liệu không nung, trong đó nói sẽ xoá bỏ lò gạch thủ công trước năm 2011 thì TP Hà Nội cũng có chỉ thị số 15 và sau đó là một loạt kế hoạch để thực hiện chủ trương này. Theo rà soát của thành phố, hơn 20 lò ngói chuyên sản xuất ngói cổ cho các công trình di tích, đình chùa trên cả nước tại xã Kim Quan được xếp chung với gần 1.000 lò gạch thủ công khác trên địa bàn TP Hà Nội – tức thuộc diện phải xoá bỏ. Ông Đỗ Văn Hậu, chủ tịch xã Kim Quan cho biết, xã đã hai lần cưỡng chế 23 lò ngói cổ này nhưng đều bất thành vì dân không phục. “Người dân có cái lý của họ, vì các lò ngói của Kim Quan không dùng than đá mà nung bằng rơm, trấu, củi... nên không hề ô nhiễm. Thực tế, khi dân kêu nhiều, mới đây đoàn của sở Xây dựng xuống kiểm tra cũng nói rằng đúng là không ô nhiễm như lò gạch thủ công nên nếu phải chịu chung số phận với lò gạch cũ thì “oan” cho lò ngói Kim Quan”, ông Hậu chia sẻ.

Một chiều cuối năm 2012, chúng tôi có mặt tại lò ngói của nhà ông Đỗ Thanh Thực ở thôn 2 khi lò đang đỏ lửa để nung 2,5 vạn viên ngói mũi hài (loại ngói chuyên dùng cho Văn miếu). Lò gốm của ông Thực nằm sát nhà chính và được bao bọc bởi bốn cây sanh, sung, si, tốt um tùm, lá vẫn mơn mởn. Xúc từng xẻng mùn cưa, dăm bào để đốt lò, ông Thực nói: “Nếu nói ô nhiễm thì nhà tôi “chết” đầu tiên, song sự thực thì ba đời nhà tôi đều làm lò gốm, đặt ngay cạnh nhà và đều gắn bó với nó đến tuổi cổ lai hy! Mấu chốt nằm ở chỗ chúng tôi đun toàn bằng vật liệu tự nhiên như củi, rơm rạ, trấu, mùn cưa… nên chỉ như… nấu bếp!” Ông Cấn Văn Hồng, chủ một lò ngói khác ở thôn 5 cho hay, đoàn kiểm tra do lãnh đạo sở Xây dựng dẫn đầu đã thừa nhận lò không hề gây ô nhiễm như các lò gạch thủ công.

Ngày 1.1.2013, trao đổi với phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị, ông Hà Ngọc Hồng, phó giám đốc sở Xây dựng Hà Nội, cho hay dù thời hạn xoá lò gạch thủ công là 31.12.2012, song đối với Kim Quan thì bên cạnh các yếu tố môi trường cần đánh giá lại một cách khoa học, còn có thêm yếu tố lịch sử phải đặc biệt lưu tâm: “Với những tính chất như vậy thì quan điểm của chúng tôi là không thể gộp chung lò ngói Kim Quan với các lò gạch thủ công khác để xử lý (xoá sổ), còn thực hiện như thế nào thì chúng tôi đang đợi huyện đề xuất”.

Nói trước dân, lãnh đạo sở Xây dựng cũng cho rằng đây là lò gốm, cần bảo vệ chứ không thể xếp chung với lò gạch thủ công. Chủ tịch Hậu thừa nhận, do chủ trương chung nên xã phải tổ chức cưỡng chế, nhưng chỉ ở mức tạm ngừng hoạt động thay vì phá bỏ theo thời hạn 31.12.2012, trong khi đó xã sẽ kiến nghị để thành phố đánh giá lại. “Vì ngoài việc giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm con người, đây còn là nơi cung cấp ngói cổ hầu như duy nhất cho các đình chùa trong cả nước. Nhiều kiến trúc sư nói với tôi, nếu xoá sổ nó thì mai này công tác trùng tu các di tích sẽ mất đi cái hồn vía là mái ngói cổ xưa được làm từ đây”, ông Hậu nói.

“Lưu giữ một phần hồn di sản”

Ông Bùi Văn Minh, chủ một lò gốm ở thôn 5 không nhớ nổi có bao nhiêu ngói mũi hài, ngói quả đấm, hay gạch bát cổ của Kim Quan đã đi đến bao nhiêu đình làng, chùa chiền trên khắp cả nước bởi các nhà thầu từ Bắc Ninh, Đà Nẵng, Hà Nội… đều về đây đặt hàng khi một ngôi chùa, ngôi làng nào đó được trùng tu, tôn tạo. Nhưng những ngày chuẩn bị ngói cho đợt trùng tu Văn miếu Hà Nội đầu những năm 1990 thì ông Minh nhớ như in: “Ngày ấy, để có đủ ngói mũi hài trùng tu Văn miếu, hơn 20 lò ngói của Kim Quan đã hoạt động hết công suất, làm ngày làm đêm trong ba năm”. Tương tự như thế là đợt trùng tu làng quan họ Bắc Ninh, chùa Yên Tử, chùa Hương, đền Hùng... Trở lại với nỗi lo lò ngói Kim Quan, ông Minh cho hay “án treo xoá sổ làng nghề” vẫn lơ lửng trên đầu họ. “Hợp đồng mới nhất chúng tôi có được là làm hơn 7 vạn ngói cho công trình chùa Tản Viên Sơn trên đỉnh Ba Vì, nếu bây giờ lò bị phá thì không hiểu công trình này sẽ thế nào”, ông Minh băn khoăn.

Người dân cho rằng do nung bằng vật liệu tự nhiên như mùn cưa, củi, trấu... nên những lò ngói này không gây ô nhiễm như lò gạch đốt than. Ảnh:

Điều ông Minh không khỏi xót xa nữa là hồn vía của làng – như bao nhiêu làng cổ khác – đang bị cơn lốc đô thị hoá làm mai một. Men theo những con đường lát gạch bát cổ phủ một màu rêu phong cổ kính, những mái ngói thâm nâu trầm mặc, thi thoảng một mái nhà bằng, lợp tôn chóp đỏ đâm lên như xé toạc bầu trời quê; những cổng nhà có ghi những con số 1928, 1930 đang dần được đập bỏ để thay vào đó là những cổng gạch đỏ tươi, ngói tây tàu lẫn lộn… Ông Bùi Văn Hậu cho biết thêm, huyện Thạch Thất từng có ý định quy hoạch các lò ngói ra một khu riêng để vừa bảo tồn được nghề truyền thống này, lại vừa giữ được mỹ quan cho làng, tuy nhiên việc thực hiện ra sao còn là câu chuyện dài từ quy hoạch, kinh phí không nhỏ… Còn KTS Phan Đức Bình, một người rất gắn bó với những viên ngói cổ, đang ấp ủ một dự án bảo tồn làng ngói cổ bắt đầu bằng việc khuyến khích người làng dùng gạch ngói tự sản xuất thay cho gạch ngói công nghiệp. “Tôi biết họ rất muốn nhưng chưa biết cách, thế nên tôi sẵn sàng thiết kế những phương án kiến trúc mới, miễn phí để tạo ra những công trình vừa tiện lợi trong cuộc sống mới của người dân, vừa giúp họ dùng chính vật liệu đã có từ thời cha ông để nối tiếp quá khứ, để người ta có thể nhận diện thương hiệu làng ngói Kim Quan từ chính những nóc nhà nơi đây”, KTS Bình chia sẻ.

bài và ảnh: Chí Hiếu

40.000 cổ vật trên con tàu đắm

40.000 cổ vật trên con tàu đắm

SGTT.VN - Ngày 3.1, sở VH-TT-DL Quảng Ngãi cho biết UBND tỉnh Quảng Ngãi đã phê duyệt kết quả chỉ định thầu đơn vị khai quật khẩn cấp di sản văn hóa dưới nước tại vùng biển thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, H.Bình Sơn là Công ty TNHH Đoàn Ánh Dương, TP.HCM.

Chồng chậu gồm 11 chiếc chậu gốm tráng men nâu kết dính thành khối cùng san hô và tiền đồng có dấu hiệu bị cháy. Ảnh: thanhnien.com.vn 

UBND tỉnh Quảng Ngãi giao sở VH-TT-DL Quảng Ngãi và bảo tàng Quảng Ngãi chủ trì, thực hiện khai quật, đồng thời mời một số chuyên gia khảo cổ học của Bộ VH-TT-DL tham gia khai quật, xử lý, giám định cổ vật; huy động lực lượng công an, biên phòng bảo vệ an ninh, an toàn tại hiện trường con tàu cổ đắm...

Trước đó, trên cơ sở kết quả đợt thăm dò, khảo sát, các ngành chức năng xác định tàu cổ đắm tại vùng biển thôn Châu Thuận Biển có chiều dài 22 m, chiều ngang 4,8 m, mặt trên của tàu chia làm nhiều khoang đã bị phá vỡ và biến dạng. Vị trí tàu cổ đắm dưới biển cách bờ khi thủy triều lên là 150 m, khi thủy triều xuống là 70 m.

Tàu cổ đắm được xác định là thương thuyền của con đường tơ lụa trên biển, đi từ bắc xuống nam gặp mưa bão nên phải neo trú tại vùng biển thôn Châu Thuận Biển chờ sóng êm để tiếp tục hành trình.

Trong thời gian neo trú có thể tàu bị phát hỏa bốc cháy, chìm và gặp biển động nên xác tàu bị cát vùi lấp rất nhanh. Vì vậy, toàn bộ lượng hàng hóa được bảo quản tương đối tốt.

Qua giám định, mẫu vật trên con tàu cổ đắm thu hồi từ việc lặn tìm trái phép của ngư dân, được chia thành hai loại: đồ celadon men ngọc cao cấp và đồ gốm tráng men thông dụng có niên đại khoảng thế kỷ 14 đầu thế kỷ 15. Ước tính số lượng cổ vật trên tàu khoảng 40.000 món.

Theo UBND tỉnh Quảng Ngãi, xác tàu cổ đắm có giá trị to lớn trong quá trình nghiên cứu việc giao thương, mua bán của con đường tơ lụa trên biển; do vậy sau khi trục vớt, con tàu đắm này sẽ tổ chức trưng bày, tạo điều kiện cho các nhà nghiên cứu lịch sử, các nhà khảo cổ học... tìm hiểu kỹ hơn về nguyên liệu, thiết kế của tàu cách đây khoảng hơn 600 năm, mà trước đây chưa có tàu cổ đắm nào được trục vớt.

Vào năm 1999, cũng tại vùng biển thôn Châu Thuận Biển, các ngành chức năng ở Quảng Ngãi phối hợp với Tổng công ty trục vớt và cứu hộ Visal (Cục Hàng hải, Bộ GTVT) thăm dò, khai quật đã phát hiện một chiếc tàu cổ đắm nằm cách bờ khoảng 20 m, ở độ sâu khoảng 4,5 m.

Con tàu đắm này dạng thuyền buồm, có chiều dài khoảng 21 m, trên tàu có nhiều dây cột buồm bị cháy, các cổ vật gốm sứ bị cháy. Kết quả khai quật thu được nhiều cổ vật gốm sứ, đồ đá, đồ đồng ở các niên đại khác nhau, như đồ gốm sứ sử dụng của các thủy thủ ở thế kỷ 15, còn hàng hóa gốm sứ, đồ đồng buôn bán ở thế kỷ 17.

Các cổ vật gốm sứ trên con tàu cổ đắm này bị ngư dân dùng mìn khai thác nên bị hủy hoại toàn bộ. Cuộc khai quật khảo cổ học dưới nước sau đó cũng dừng lại.

Từ những phát hiện trên, các nhà khảo cổ học khẳng định vùng biển thôn Châu Thuận Biển có nhiều thương thuyền của con đường tơ lụa trên biển bị đắm chìm. Đây là tài sản quý giá của quốc gia cần được nghiên cứu, khai thác và phát huy giá trị.

Hơn 40,6 tỉ đồng thực hiện khai quật, xử lý hiện vật

Theo phương án khai quật khẩn cấp di sản văn hóa dưới nước tại vùng biển thôn Châu Thuận Biển mà UBND tỉnh Quảng Ngãi đã phê duyệt, thời gian khai quật là 60 ngày với diện tích khai quật 600 m2. Dự kiến tổng kinh phí thực hiện khai quật, xử lý hiện vật sau khai quật khoảng hơn 40,6 tỉ đồng. Tổ chức cá nhân được giao thăm dò, khai quật, trục vớt cổ vật có trách nhiệm ứng trước toàn bộ kinh phí để thực hiện theo phương án. Chậm nhất đến ngày 31.1, UBND tỉnh Quảng Ngãi sẽ quyết định chính thức phương án phân chia hiện vật khai quật, trục vớt được từ con tàu cổ đắm tại vùng biển thôn Châu Thuận Biển. Ngày 3.1, UBND tỉnh Quảng Ngãi cũng đã quyết định thành lập Hội đồng tư vấn xác định tỷ lệ phân chia hiện vật sau khi khai quật, do tiến sĩ Nguyễn Đăng Vũ, giám đốc sở VH-TT-DL Quảng Ngãi làm chủ tịch hội đồng.

thanhnien.com.vn

Người Việt kể chuyện sống sót trên máy bay Myanmar

Người Việt kể chuyện sống sót trên máy bay Myanmar

SGTT.VN - Thoát chết trong gang tấc cùng gia đình sau khi chiếc máy bay Myanmar lao xuống đất, cháy rồi vỡ đôi, ông Dương Đình Giao đã có cơ hội khám phá nhiều điều mà ông chưa từng ngờ tới ở Myanmar.

Mọi người tập trung gần chiếc máy bay Fokker-100 gặp nạn của hãng Air Bagan hôm 25-12. Ảnh: Reuters 

Ngày 25.12, ngày thứ hai của hành trình của tôi tại Myanmar, máy bay của hãng hàng không Air Bagan đưa chúng tôi đi từ Yangon đến Heho, nơi có hồ Inle nổi tiếng. Theo lịch trình, chuyến bay sẽ đến Heho lúc 9 giờ, sau khi dừng lại ở sân bay Mandalay để đón và trả khách trong khoảng 30 phút. Khi máy bay hạ độ cao chuẩn bị xuống sân bay Heho, tôi nhìn đồng hồ, lúc ấy là 8 giờ 55.

Một lát sau, tôi cảm thấy một cú tiếp đất mạnh hơn bình thường khi máy bay hạ cánh. Ngay sau đó là những rung lắc liên tục trong vòng khoảng 10 giây. Đang bất ngờ vì không hiểu chuyện gì đã xảy ra, tôi nghe thấy một tiếng thét ở phía sau. Biết là đã có chuyện, tôi nhắc mọi người bình tĩnh và đứng lên bật nắp khoang hành lý để lấy ba lô của mình. Nhưng nắp vừa bật, tôi bị đẩy ngã nhào về phía trước.

Đứng lên, quay lại nhìn phía sau, tôi thấy các thành viên trong gia đình mình đã rời khỏi ghế và ra được lối đi. Bước lên mấy bước, tôi chợt ngửi thấy mùi khói. Một ý nghĩ thoáng qua "Chỉ cần một tiếng nổ là tất cả sẽ chấm hết!". Xuống khỏi thang máy bay, tôi mới thấy máy bay đã không hạ cánh trên đường băng bê tông mà đang nằm trên một cánh đồng, phía đuôi máy bay đang bốc cháy, khói nghi ngút.

May mắn bất ngờ, tất cả chúng tôi, gồm 6 người trong gia đình và hai mẹ con bà thông gia người Australia đều an toàn. Tôi vội giục mọi người nhanh chóng chạy ra xa.

Trên chuyến bay có 65 người, kể cả phi hành đoàn, ngoài 5 người Việt Nam trong gia đình tôi tất cả đều là khách du lịch từ các nước Mỹ, Pháp, Hà Lan, Hàn Quốc...

Nơi máy bay hạ cánh khẩn cấp cách sân bay khoảng 3 km và cách đường ô tô khoảng 200 m. Khi ra tới nơi, mấy xe cứu hỏa đã có mặt và đang tìm cách tiếp cận với đám cháy, nhưng vì không có lối vào, phải nối dài vòi rồng nên việc cứu chữa không thật hiệu quả.

Trên đường, chúng tôi nhìn thấy nhiều biển tên khách của các công ty du lịch, khách sạn mà khách du lịch trên chuyến bay đã đặt chỗ. Họ nhanh chóng tiếp cận với khách của mình. Sự có mặt của họ dù là những người chưa quen biết cũng khiến chúng tôi yên tâm hơn, vì đã có người sẵn sàng hỗ trợ khi khó khăn nơi đất khách quê người. Nhiều xe máy, ô tô đã dừng lại chứng kiến đám cháy, trong đó có cả nhiều người dân Myanmar đang làm việc trên cánh đồng.

Lúc này dù đã hơn 9 giờ nhưng mặt trời vẫn chưa kịp xua tan sương mù. Trời khá lạnh. Thật cảm động khi thấy những người nông dân lam lũ, cởi những chiếc khăn choàng khoác lên vai, trùm lên đầu những đứa trẻ, bỏ những đôi dép mình đang đi cho những phụ nữ phương Tây xa lạ đang chịu cảnh rét mướt.

Trên đường thoát hiểm, nhiều túi, mũ, ba lô bị rơi được mọi người tập hợp bên lề đường để người thất lạc đến nhận. Rất nhiều người dân Myanmar có mặt, nhưng không hề thấy ai để có ý định cướp giật gì.

Một lát sau, hai xe khách loại lớn đưa tất cả về sân bay Heho. Khi xe dừng lại bên ngôi chùa gần sân bay, tôi nghĩ người dân Myanmar sùng đạo Phật đã đưa chúng tôi đến đây để tạ ơn Trời Phật giúp thoát nạn. Nhưng không phải! Hãng hàng không đã nhanh chóng liên hệ với chính quyền sở tại mượn ngôi chùa làm nơi cho chúng tôi tạm nghỉ, tránh cái lạnh giá ngoài trời. Xuống xe, chúng tôi lại thấy những người dân bình thường đang mang đệm, chăn của gia đình mình trải trên nền chùa bằng gạch men.

Khi mọi người đã vào hết trong chùa, các nhân viên y tế có mặt. Họ thăm khám, đo huyết áp, băng bó cho những người bị thương nhẹ. Những người bị thương nặng đã ngay lập tức được đưa về Yangon. Riêng hai khách người Mỹ bị bỏng nặng được đưa sang Bangkok bằng trực thăng. Nước uống, bánh trái được mang đến.

Lúc 10h, tức là sau khi sự cố xảy ra một giờ, ông chủ tịch huyện sở tại cũng đã đến thăm hỏi những người gặp nạn. Lúc này, cảnh kẻ nằm người ngồi trong chùa vô cùng lộn xộn. Việc kiểm đếm những hành khách có mặt thật khó khăn. Những người có trách nhiệm có lẽ vì tôn trọng đã không yêu cầu chúng tôi ngồi cho ngay hàng thẳng lối. Họ cứ đếm đi đếm lại, người đếm bằng tiếng Myanmar, người đếm bằng tiếng Anh. Có lúc thấy ba bốn người cùng đếm. Sau tôi mới hiểu, họ cần nhanh chóng xác định số người có mặt ở đây để có thể phát hiện số người mất tích nếu có.

Phải đến khi có danh sách hành khách từ sân bay Yangon và Mandalay gửi tới, việc kiểm đếm mới chấm dứt. Lúc này công việc đơn giản hơn. Những người có mặt được dánh dấu vào danh sách. Nhưng việc này cũng được thực hiện tới ba bốn lần bởi những người khác nhau, chứng tỏ họ rất thận trọng.

Đến 11 giờ, chúng tôi được đưa tới phòng khách của sân bay. Ở đây có bia, nước ngọt và những thức ăn nhẹ. Họ thông báo cho chúng tôi biết, ai muốn trở về Yangon sẽ được bố trí một chuyến bay riêng, còn những ai muốn ở lại sẽ được đưa tới một khu nghỉ dưỡng bên hồ Inle chờ đợi giải quyết hậu quả. Gia đình chúng tôi quyết định ở lại và được đưa tới khu nghỉ dưỡng bằng hai xe con.

Ở đây, chúng tôi đã được đón tiếp chu đáo, hai hoặc ba người được bố trí ở trong một biệt thự. Sau khi tạm nghỉ ngơi, đến 3h, chúng tôi được báo đi ăn cơm. Ai cũng nghĩ chắc sẽ được một bát mỳ hoặc cái gì đại loại như thế, nhưng thật bất ngờ, tất cả được mời một bữa tiệc buffe thịnh soạn, trên bàn ăn còn có cả hoa và thắp nến. Người quản lý giải thích "vì hôm nay là Noel”.

Sau khi ăn xong, mỗi người chúng tôi được phát quần áo và một ít tiền (tiền Myanmar và đôla Mỹ) đủ để mua sắm lại những hành lý đã mất và tiếp tục hành trình nếu muốn. Ai cũng bất ngờ trước sự thu xếp nhanh gọn này.

Đến 19h mọi người lại được mời ăn cơm. Lại tiệc buffe, hoa và nến, có thêm rượu champagne và rượu vang. Ông chủ tịch Tập đoàn HTOO mà Air Bagan là một trong nhiều công ty con đã từ Yangon vượt gần một nghìn cây số tới thăm hỏi những người gặp nạn. Sáng hôm sau, chúng tôi lại được nhận thêm một số quần áo và tiền.

Hãng hàng không có máy bay gặp nạn lo chu đáo và có trách nhiệm giải quyết hậu quả của vụ tai nạn. Trong suốt thời gian ở lại 5 ngày, ở Heho hay khi đã trở về Yangon, tất cả hành khách trên chuyến bay đều được ăn ở tại những nơi tương đương khách sạn 5 sao, được hưởng các dịch vụ như giặt là, điện thoại quốc tế... hoàn toàn miễn phí.

Tôi vốn mơ ước một cuộc sống bình dị, rất sợ tất cả những gì là hào nhoáng, bóng bẩy, nay trong hoàn cảnh không một xu dính túi, trên người chỉ độc một bộ quần áo, hành lý và túi xách tay đều đã cháy cùng máy bay, ngay cái máy ảnh đeo trên cổ cũng chỉ còn sợi dây đeo, kính cận cũng rơi mất, lại được ăn ở như thế này thật cũng là một bất ngờ thú vị. Chúng tôi không phải bước chân ra khỏi khách sạn, mọi công việc cần thiết đều do nhân viên của họ giải quyết. Ngay việc làm giấy thông hành để sử dụng khi còn trên đất Myanmar cũng được thực hiện ngay tại nơi ở.

Theo họ, chỉ hai việc chúng tôi phải có mặt đó là đi kiểm tra sức khỏe và làm lại hộ chiếu. Nhưng với hai việc này, họ đều cho xe đưa đón và cử nhân viên đi theo hỗ trợ khi cần thiết. Họ đã hợp đồng với bệnh viện tốt nhất Yangon để giám đốc bệnh viện có mặt bất cứ lúc nào chỉ đạo việc thăm khám và chữa trị khi có khách do họ đưa đến.

Những nhân viên đi theo cũng ngồi đó chờ đợi và đưa khách về tận nơi ở sau khi việc thăm khám kết thúc. Vợ tôi và bà thông gia người Australia sau khi gặp chấn động mạnh bị đau lưng. Hai người được khám suốt hơn ba tiếng, mỗi người được làm đủ các loại xét nghiệm, chụp 4 tấm phim cỡ 50x50. Khi thấy không có vấn đề gì trầm trọng, họ đã cho mỗi người một cái đai bó lưng và thuốc giảm đau các loại. Bà xã nhà tôi cũng phải thốt lên "Cả đời gần 70 tuổi, chưa bao giờ được thăm khám kỹ càng như thế!".

Sau khi về Yangon, hãng hàng không đã tập hợp mọi người để thông báo về việc giải quyết bảo hiểm cho hành khách đi trên chuyến bay, giải quyết vụ việc với đầy đủ tinh thần trách nhiệm. Địa chỉ và số tài khoản của hành khách được ghi lại để nhận kết quả sau khi một công ty bảo hiểm của Anh tiến hành bồi thường.

Không chỉ những người có trách nhiệm, suốt 5 ngày, dù ở đâu, chúng tôi cũng đón nhận được sự ân cần chu đáo của các nhân viên hãng hàng không và khu nghỉ dưỡng. Họ dìu những người bị đau khi lên xuống các bậc thềm, đưa chúng tôi đến tận nơi, mở cửa, bật đèn rồi giơ tay mời vào khi hỏi đến nơi nào đó. Thấy trên tay ai có mấy túi nilon, vỏ hoa quả, họ đều nhanh chóng giơ tay đón lấy mặc dù thùng rác ở ngay trước mặt. Những cử chỉ ấy tôi hiểu không chỉ vì phương châm coi "khách hàng là Thượng đế" mà còn biểu hiện tấm lòng người giàu trắc ẩn.

Khi vào một làng dệt lụa thủ công trên hồ Inle, khi được biết chúng tôi là những người vừa gặp nạn, chủ cửa hàng lập tức hạ giá 30% cho toàn bộ sản phẩm mà chúng tôi mua. Số tiền thực ra không nhiều nhưng cử chỉ ấy của họ cũng khiến chúng tôi phải xúc động.

Sau 5 ngày, mọi thủ tục đã xong. Gia đình tôi được đưa ra sân bay. Ở đây, nhân viên của họ làm tất cả mọi thủ tục cho chuyến bay và chỉ ra về sau khi chúng tôi tạm biệt để vào phòng cách ly.

Từ Myanmar trở về, tôi cứ bâng khuâng và ân hận, vì sao một đất nước chẳng cách xa chúng ta là mấy, một xứ sở có những người dân giàu lòng nhân hậu, vị tha như thế mà tôi chưa hiểu biết được bao nhiêu.

Trong cuộc đời chưa bao giờ gặp một tai họa lớn và lại thoát hiểm ngoạn mục như vậy, chúng tôi cảm thấy biết ơn ông bà, cha mẹ đã ăn ở hiền lành, tu nhân tích đức dù trong biết bao vất vả thiếu thốn để con cháu bây giờ được hưởng phúc.

Tôi muốn cảm ơn những người dân Myanmar đã giang vòng tay che chở khi gia đình tôi gặp nạn. Và tôi thầm nghĩ, chuyến đi hôm nay của chúng tôi dang dở, nhưng nhất định sẽ có chuyến đi khác. Một đất nước với những con người như thế xứng đáng để chúng ta khám phá.

Theo NLĐO

“Án treo” của làng ngói cổ

Chuyện cuối tuần
“Án treo” của làng ngói cổ
SGTT.VN - Trong năm 2012, đã không dưới hai lần hơn 20 lò ngói cổ của xã Kim Quan (huyện Thạch Thất) có lệnh cưỡng chế, buộc xoá sổ theo chủ trương xoá lò gạch thủ công của TP Hà Nội. Song đến nay số phận của làng cung cấp ngói cổ cho hầu hết các đình chùa lớn trên cả nước này vẫn chưa rõ hồi kết.
Một góc mái ngói cổ ở Kim Quan.
Gộp lò gạch cũ với lò ngói cổ
Năm 2010, khi Thủ tướng có quyết định phát triển vật liệu không nung, trong đó nói sẽ xoá bỏ lò gạch thủ công trước năm 2011 thì TP Hà Nội cũng có chỉ thị số 15 và sau đó là một loạt kế hoạch để thực hiện chủ trương này. Theo rà soát của thành phố, hơn 20 lò ngói chuyên sản xuất ngói cổ cho các công trình di tích, đình chùa trên cả nước tại xã Kim Quan được xếp chung với gần 1.000 lò gạch thủ công khác trên địa bàn TP Hà Nội – tức thuộc diện phải xoá bỏ. Ông Đỗ Văn Hậu, chủ tịch xã Kim Quan cho biết, xã đã hai lần cưỡng chế 23 lò ngói cổ này nhưng đều bất thành vì dân không phục. “Người dân có cái lý của họ, vì các lò ngói của Kim Quan không dùng than đá mà nung bằng rơm, trấu, củi... nên không hề ô nhiễm. Thực tế, khi dân kêu nhiều, mới đây đoàn của sở Xây dựng xuống kiểm tra cũng nói rằng đúng là không ô nhiễm như lò gạch thủ công nên nếu phải chịu chung số phận với lò gạch cũ thì “oan” cho lò ngói Kim Quan”, ông Hậu chia sẻ.
Một chiều cuối năm 2012, chúng tôi có mặt tại lò ngói của nhà ông Đỗ Thanh Thực ở thôn 2 khi lò đang đỏ lửa để nung 2,5 vạn viên ngói mũi hài (loại ngói chuyên dùng cho Văn miếu). Lò gốm của ông Thực nằm sát nhà chính và được bao bọc bởi bốn cây sanh, sung, si, tốt um tùm, lá vẫn mơn mởn. Xúc từng xẻng mùn cưa, dăm bào để đốt lò, ông Thực nói: “Nếu nói ô nhiễm thì nhà tôi “chết” đầu tiên, song sự thực thì ba đời nhà tôi đều làm lò gốm, đặt ngay cạnh nhà và đều gắn bó với nó đến tuổi cổ lai hy! Mấu chốt nằm ở chỗ chúng tôi đun toàn bằng vật liệu tự nhiên như củi, rơm rạ, trấu, mùn cưa… nên chỉ như… nấu bếp!” Ông Cấn Văn Hồng, chủ một lò ngói khác ở thôn 5 cho hay, đoàn kiểm tra do lãnh đạo sở Xây dựng dẫn đầu đã thừa nhận lò không hề gây ô nhiễm như các lò gạch thủ công.
Ngày 1.1.2013, trao đổi với phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị, ông Hà Ngọc Hồng, phó giám đốc sở Xây dựng Hà Nội, cho hay dù thời hạn xoá lò gạch thủ công là 31.12.2012, song đối với Kim Quan thì bên cạnh các yếu tố môi trường cần đánh giá lại một cách khoa học, còn có thêm yếu tố lịch sử phải đặc biệt lưu tâm: “Với những tính chất như vậy thì quan điểm của chúng tôi là không thể gộp chung lò ngói Kim Quan với các lò gạch thủ công khác để xử lý (xoá sổ), còn thực hiện như thế nào thì chúng tôi đang đợi huyện đề xuất”.
Nói trước dân, lãnh đạo sở Xây dựng cũng cho rằng đây là lò gốm, cần bảo vệ chứ không thể xếp chung với lò gạch thủ công. Chủ tịch Hậu thừa nhận, do chủ trương chung nên xã phải tổ chức cưỡng chế, nhưng chỉ ở mức tạm ngừng hoạt động thay vì phá bỏ theo thời hạn 31.12.2012, trong khi đó xã sẽ kiến nghị để thành phố đánh giá lại. “Vì ngoài việc giải quyết công ăn việc làm cho hàng trăm con người, đây còn là nơi cung cấp ngói cổ hầu như duy nhất cho các đình chùa trong cả nước. Nhiều kiến trúc sư nói với tôi, nếu xoá sổ nó thì mai này công tác trùng tu các di tích sẽ mất đi cái hồn vía là mái ngói cổ xưa được làm từ đây”, ông Hậu nói.
“Lưu giữ một phần hồn di sản”
Ông Bùi Văn Minh, chủ một lò gốm ở thôn 5 không nhớ nổi có bao nhiêu ngói mũi hài, ngói quả đấm, hay gạch bát cổ của Kim Quan đã đi đến bao nhiêu đình làng, chùa chiền trên khắp cả nước bởi các nhà thầu từ Bắc Ninh, Đà Nẵng, Hà Nội… đều về đây đặt hàng khi một ngôi chùa, ngôi làng nào đó được trùng tu, tôn tạo. Nhưng những ngày chuẩn bị ngói cho đợt trùng tu Văn miếu Hà Nội đầu những năm 1990 thì ông Minh nhớ như in: “Ngày ấy, để có đủ ngói mũi hài trùng tu Văn miếu, hơn 20 lò ngói của Kim Quan đã hoạt động hết công suất, làm ngày làm đêm trong ba năm”. Tương tự như thế là đợt trùng tu làng quan họ Bắc Ninh, chùa Yên Tử, chùa Hương, đền Hùng... Trở lại với nỗi lo lò ngói Kim Quan, ông Minh cho hay “án treo xoá sổ làng nghề” vẫn lơ lửng trên đầu họ. “Hợp đồng mới nhất chúng tôi có được là làm hơn 7 vạn ngói cho công trình chùa Tản Viên Sơn trên đỉnh Ba Vì, nếu bây giờ lò bị phá thì không hiểu công trình này sẽ thế nào”, ông Minh băn khoăn.
Người dân cho rằng do nung bằng vật liệu tự nhiên như mùn cưa, củi, trấu... nên những lò ngói này không gây ô nhiễm như lò gạch đốt than. Ảnh:
Điều ông Minh không khỏi xót xa nữa là hồn vía của làng – như bao nhiêu làng cổ khác – đang bị cơn lốc đô thị hoá làm mai một. Men theo những con đường lát gạch bát cổ phủ một màu rêu phong cổ kính, những mái ngói thâm nâu trầm mặc, thi thoảng một mái nhà bằng, lợp tôn chóp đỏ đâm lên như xé toạc bầu trời quê; những cổng nhà có ghi những con số 1928, 1930 đang dần được đập bỏ để thay vào đó là những cổng gạch đỏ tươi, ngói tây tàu lẫn lộn… Ông Bùi Văn Hậu cho biết thêm, huyện Thạch Thất từng có ý định quy hoạch các lò ngói ra một khu riêng để vừa bảo tồn được nghề truyền thống này, lại vừa giữ được mỹ quan cho làng, tuy nhiên việc thực hiện ra sao còn là câu chuyện dài từ quy hoạch, kinh phí không nhỏ… Còn KTS Phan Đức Bình, một người rất gắn bó với những viên ngói cổ, đang ấp ủ một dự án bảo tồn làng ngói cổ bắt đầu bằng việc khuyến khích người làng dùng gạch ngói tự sản xuất thay cho gạch ngói công nghiệp. “Tôi biết họ rất muốn nhưng chưa biết cách, thế nên tôi sẵn sàng thiết kế những phương án kiến trúc mới, miễn phí để tạo ra những công trình vừa tiện lợi trong cuộc sống mới của người dân, vừa giúp họ dùng chính vật liệu đã có từ thời cha ông để nối tiếp quá khứ, để người ta có thể nhận diện thương hiệu làng ngói Kim Quan từ chính những nóc nhà nơi đây”, KTS Bình chia sẻ.
bài và ảnh: Chí Hiếu

Bán thêm 3.500 ghế phụ tàu Sài Gòn - Hà Nội

Bán thêm 3.500 ghế phụ tàu Sài Gòn - Hà Nội

SGTT.VN - Đường sắt VN sẽ bán thêm khoảng 3.500 ghế phụ trên tất cả các đoàn tàu Thống Nhất từ ga Sài Gòn đi Hà Nội dịp cao điểm. Ông Nguyễn Đạt Tường - tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) - cho biết ngày 4.1.

ĐSVN sẽ giảm 40% giá vé cho tất cả hành khách mua vé ghế phụ đi từ ngày 1 đến 8.2.2013. Số vé ghế phụ này sẽ được bán từ ngày 5.1.

Theo ĐSVN, tính đến ngày 3.1 số vé tàu chiều Sài Gòn - Hà Nội trong các ngày cao điểm từ 1 đến 8.2 còn 6.222 chỗ. Tuy nhiên, số vé chỉ còn trên các chặng từ ga Sài Gòn, Nha Trang đi đến các ga từ Vinh trở ra Hà Nội.

Theo quy định, mỗi đoàn tàu chỉ được tăng thêm 15% ghế phụ. Tuy nhiên để phục vụ nhu cầu của người dân, nhất là người lao động nghèo, tại cuộc làm việc với ĐSVN chiều 3.1, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã yêu cầu ĐSVN tăng cường tối đa ghế phụ trên các chuyến tàu trong những ngày cao điểm trên cơ sở phải đảm bảo tuyệt đối an toàn chạy tàu. Đồng thời giảm sâu giá vé trong những ngày thấp điểm, ít người đi để khuyến khích giãn lượng hành khách trong những ngày cao điểm.

Ông Nguyễn Đạt Tường cho biết việc tăng thêm số lượng ghế phụ sẽ ảnh hưởng tới chất lượng phục vụ trên tàu, nhất là vấn đề vệ sinh. Tuy nhiên, ĐSVN đã yêu cầu các công ty vận tải hành khách đường sắt tăng cường công tác phục vụ, đảm bảo vệ sinh trên các đoàn tàu để đáp ứng nhu cầu của hành khách.

TTO

Mùa đông Concert và cuộc hội ngộ hiếm có

Mùa đông Concert và cuộc hội ngộ hiếm có

SGTT.VN - Gần hai tháng sau liveshow hội ngộ khán giả quê nhà, ca sĩ Bằng Kiều sẽ trở lại trong Mùa đông concert (diễn ra tối 12.1 tại trung tâm Hội nghị quốc gia, Hà Nội), cùng với các giọng ca Hồng Nhung, Tùng Dương, Trần Thu Hà, hứa hẹn tạo nên những màn kết hợp “gây bão”.

Ca sĩ Hồng Nhung.

Khác với liveshow của Bằng Kiều diễn ra hồi tháng 10, đậm chất hoài niệm và đa phong cách, Mùa đông concert được thiết kế riêng cho khán giả Hà Nội, với nhiều gam màu tươi mới nhưng trữ tình ấm áp, hợp với tiết trời cuối đông sang xuân, quãng giao mùa xứ Bắc thường khiến những người xa quê lâu năm như Bằng Kiều, Trần Thu Hà, và cả Hồng Nhung, nôn nao mong nhớ. Nhưng mùa đông này, họ sẽ còn nôn nao hơn nữa, bởi cuộc hội ngộ hiếm thấy, đúng hơn là kỳ ngộ trong Mùa đông concert, với những màn song ca xoay vòng, nếu gọi là “trong mơ” cũng không quá lời.

Bằng Kiều, đương nhiên xuất hiện như một điểm nhấn, vì món quà tinh thần anh mang đến trong liveshow hồi tháng 10 có vẻ chưa làm khán giả thật thoả nguyện. Và bởi thế, những tiết mục song ca giữa Bằng Kiều với Hồng Nhung, Trần Thu Hà, Tùng Dương tại Mùa đông concert cũng khiến người ta náo nức hơn cả. Giới hâm mộ thường nhớ là Bằng Kiều mới chỉ một lần hát cùng Trần Thu Hà, một ca khúc tiếng Anh trong một sự kiện. Nhưng thực ra, giữa hai người có rất nhiều duyên nợ, cả về đường nghệ thuật lẫn đường đời. Và, lần đầu tiên sau nhiều dịp kết hợp trên băng đĩa, cũng như tại sân khấu ca nhạc hải ngoại, cặp song ca Bằng Kiều – Trần Thu Hà mới chính thức “ra mắt” khán giả quê nhà. Những ngày này, tại Mỹ, họ đang ráo riết tập ca khúc “đinh” – Tình yêu tôi hát, nói vui là để đọ sức hút với những cặp đôi xoay vòng khác của chương trình, mà trước hết là Bằng Kiều – Hồng Nhung, cặp đôi đã có không ít màn kết hợp được xếp vào hàng “đỉnh cao”, chẳng hạn như Lắng nghe mùa xuân về. Nhưng lần này, ca khúc chủ lực của họ là Tháng tư về, một chấm phá hoài niệm nhẹ nhàng của Mùa đông concert, gợi nhớ kỷ niệm của Bằng Kiều và Hồng Nhung về bản ghi âm đầu tiên.

Ca sĩ Bằng Kiều.

Không ít khán giả đang háo hức chờ đón phần hát đôi giữa Bằng Kiều và Tùng Dương, được dự đoán là một cuộc đọ giọng khiến người ta nổi da gà. Một giọng cao vút, sang và lạ, cộng thêm bề dày trải nghiệm. Một giọng ca vừa ma mị vừa quyến rũ, tràn trề năng lượng và đang ở độ sung sức nhất. Họ đều có những quãng phiêu “chết người”. Và không phải không có điểm chung, chí ít là… cùng mê âm nhạc Lê Minh Sơn. Rất ít người biết, Bằng Kiều mới chính là ca sĩ đầu tiên “lăng xê” nhạc Lê Minh Sơn, qua những Hồng môi, Chạy trốn… Thế nên, không chỉ với khán giả, mà với cả hai nam ca sĩ, đây là lần kết hợp đem lại rất nhiều cảm hứng và kỳ vọng, như Tùng Dương bày tỏ: “Phần phân bè, chia câu sẽ rất hợp lý để làm nổi bật ca khúc. Và tuyệt đối không có sự giằng co như ai đó ác khẩu!”

Nếu để ý sẽ thấy, êkíp thực hiện Mùa đông concert cũng chính là êkíp thực hiện Con đường âm nhạc và Không gian âm nhạc, hai chương trình rất được yêu thích, với biên tập Chu Minh Vũ, đạo diễn Việt Tú và phối khí Thanh Phương. Bộ ba này tiếp tục duy trì nguyên tắc mới và độc trong Mùa đông concert, bằng cách không đi sâu khai thác giá trị hoài niệm, bằng những pha ghép đôi táo bạo chẳng kém việc tạo nên những cặp song ca “lệch pha”, gây sửng sốt trước đây, như Mỹ Linh và “người quan họ” Thuý Hường trong Con đường âm nhạc (Chân dung nhạc sĩ Dương Thụ), hay Tùng Dương và Lê Cát Trọng Lý trong Không gian âm nhạc. Nhạc sĩ Thanh Phương đang phải đối mặt với hai thử thách lớn. Thứ nhất, phần hoà âm cho các bài song ca được làm mới hoàn toàn. Và thứ hai, màu sắc acoustic khó phát huy tác dụng khi được đặt trong một khán phòng quá rộng lớn như trung tâm Hội nghị quốc gia. “Chiêu trò” của Thanh Phương là thêm vào sân khấu một dàn nhạc dây hoành tráng, một cây piano cỡ đại, và pha rock vào acoustic.

Hãy chờ xem độc và mới có làm nên chuyện tại Mùa đông concert!

Ca sĩ Trần Thu Hà.

Ca sĩ Tùng Dương.

Hương Lan

Sương sớm tại Hà Nội

Sương sớm tại Hà Nội

Ảnh: Nguyễn Minh Đức

SGTT.Vn - Sương sớm, vở múa đương đại của vũ đoàn Arabesque sẽ lần đầu tiên ra mắt khán giả thủ đô tại rạp Công nhân (42 Tràng Tiền, Hà Nội) tối 22.1 tới đây.

Không ít người cho rằng sự ra mắt này ít nhiều muộn màng nhưng vẫn khiến công chúng Hà Nội “lên cơn sốt”, bởi cùng với các tác phẩm Chuyện kể những chiếc giày hay Mộc và Sương sớm, vũ đoàn Arabesque cùng biên đạo Tấn Lộc đã tạo nên tiếng vang nhất định với giới chuyên môn cũng như những công chúng yêu thích nghệ thuật. Tiếng vang đó đã “vọng” tới miền Bắc mấy năm nay.

Vở múa Sương sớm có bố cục gồm bảy phần: Ra đồng, Hương chùa, Mùa, Đêm, Được mùa, Lụa và Gạo. Sương sớm là một hình ảnh nông thôn Việt Nam vừa quen vừa lạ qua cách cảm nhận và thể hiện của những biên đạo, diễn viên múa Việt Nam. Nhưng cũng chính điều đó tạo nên thành công cho vở múa này sau hai lần biểu diễn tại TP.HCM: sự kết hợp hài hoà giữa múa đương đại và những giá trị truyền thống điển hình Việt Nam.

Dung P.

Mercedes-Benz E-Class Coupe và Cabriolet 2014

Yamaha Jupiter FI

Mercedes-Benz E-Class Coupé và Cabriolet 2014

Mercedes E-Class Coupe và Cabriolet 2014 lộ diện

Mercedes-Benz vừa chính thức giới thiệu phiên bản E-Class Coupe và Cabriolet 2014 cải tiến.

Tương tự như phiên bản sedan và estate được công bố cách đây 3 tuần, thay đổi ở bản coupe và cabriolet thể hiện ở cặp đèn pha liền khối với đèn LED chiếu sáng ban ngày và lưới tản nhiệt rộng hơn. Ngoài ra, nắp ca-pô, lưới tản nhiệt cũng được điều chỉnh một cách tỉ mỉ, còn phía sau xe là cụm đèn hậu và cản mang phong cách mới.

Bản thấp nhất E200 được trang bị động cơ xăng tăng áp 2.0L, công suất 181 mã lực, tiếp đến là E250 có cùng dung tích nhưng công suất 208 mã lực.

E200 CDI sử dụng động cơ 2.1L 4 xy-lanh, công suất 134 mã lực, còn bản E220 CDI có công suất 168 mã lực. Bản E250 CDI cùng động cơ nhưng công suất 201 mã lực. Bản mạnh mẽ hơn là E300 3.0L V6, công suất 248 mã lực. Bản cao nhất là E63 AMG sử dụng động cơ twin-turbo V8 5.5L.

Những hệ thống an toàn mới trên E-Class 2014 gồm hỗ trợ trước va chạm, giúp giảm độ nghiêm trọng khi tình huống xảy ra. Bên cạnh đó, còn phải kể đến Distronic Plus với hỗ trợ đánh lái và hỗ trợ phanh.

Mercedes-Benz E-Class 2014 sẽ chính thức ra mắt công chúng tai triển lãm ôtô Detroit diễn ra vào tháng 1 tới.

Xem thêm ảnh Mercedes-Benz E-Class Coupe và Cabriolet 2014

Hà Linh (TTTĐ)

Camry thống trị phân khúc sedan hạng trung 2012

Toyota đều đặn dẫn đầu trong suốt năm 2012 tại thị trường Mỹ, vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi mẫu xe sedan hạng trung này thống trị phân khúc với doanh số 404.886 chiếc, hơn 73.014 chiếc so với đối thủ xếp sau là Honda Accord (331.872 chiếc).

>> Thị trường xe hơi Mỹ đạt kỷ lục năm 2012


Toyota Camry – “Vua” phân khúc sedan hạng trung tại Mỹ

Vị trí thứ 3 thuộc về Nissan Altima với lượng xe tiêu thụ đạt 302.934 chiếc, còn Ford Fusion cán đích thứ 4 khi có doanh số 241.263 chiếc. Trong khi đó, Hyundai Sonata tiếp tục là một trong những sản phẩm chủ lực của hãng xe Hàn khi đạt doanh số 230.605 chiếc, xếp thứ 5.

Chevrolet Malibu cũng có một năm thành công với tổng lượng xe bán ra đạt 210.951 chiếc, xếp thứ 6. Còn vị trí thứ 7 thuộc về Kia Optima khi có doanh số 152.399 chiếc.

Danh sách những mẫu sedan trong phân khúc cỡ trung tại thị trường Mỹ:

Mẫu xe

Tổng doanh số 2012

Tổng doanh số 2011

Tháng 12/2012

Toyota Camry

404,886

308,510

31,407

Honda Accord

331,872

235,625

29,428

Nissan Altima

302,934

268,981

23,966

Ford Fusion

241,263

248,067

19,283

Hyundai Sonata

230,605

225,961

20,826

Chevrolet Malibu

210,951

204,808

11,630

Kia Optima

152,399

84,590

12,008

Chrysler 200

125,476

87,033

9,080

VW Passat

117,023

22,779

14,462

Dodge Avenger

96,890

64,023

7,382

Subaru Legacy

47,127

42,401

4,217

Mazda6

33,756

35,711

1,384

Hoàng Tuấn(TTTĐ)

Yamaha Jupiter FI – Ưu và nhược điểm

Sau 11 năm gia nhập thị trường Việt Nam, Jupiter được ví là cỗ máy kiếm tiền của Yamaha. Jupiter thế hệ 5 hoàn toàn mới vừa ra mắt và được Yamaha tuyên bố là mang nhiều ưu điểm vượt trội, song, vẫn còn đó những nhược điểm.

Ưu điểm

Jupiter FI là một trong những cải tiến quan trọng của Yamaha năm 2012 bởi mẫu xe này đóng vai trò quyết định thành công trong phân khúc xe số. Phải thừa nhận chiếc xe mới của Yamaha mang rất nhiều ưu điểm như thiết kế trẻ trung và thể thao, động cơ mạnh mẽ nhưng lại rất tiết kiệm nhiên liệu, hệ thống khung mang lại tính ổn định cao…

Hệ thống khung xe

Trái với các dòng xe trước, được sử dụng cho hệ thống treo động cơ giảm chấn bằng cao su, Jupiter FI đã thay thế cao su bằng hệ thống gắn kết cứng, nhằm tối ưu hóa công suất động cơ làm tăng thêm sức mạnh của xe.


Hệ thống khung xe mang lại tính ổn định cao khi vận hành

Hơn nữa, càng sau cũng đã được bỏ đi phần ống ngang, đồng thời độ cứng của bề mặt trên và dưới của càng sau cũng được điều chỉnh, đảm bảo độ cứng cao hơn so với các mẫu xe “Jupiter phiên bản cũ”. Hiệu quả tổng hợp từ những cải tiến này đã mang lại tính ổn đinh cao khi vận hành.

Động cơ tiết kiệm nhiên liệu

Xe sử dụng động cơ SOHC 4 thì, xi-lanh đơn với dung tích 115 cc, phun xăng điện tử, làm mát bằng không khí. Đây là dòng xe số của Yamaha đầu tiên ứng dụng công nghệ phun xăng điện tử cùng với sự thay đổi trong thiết kế nhằm tối ưu hóa hiệu quả của hệ thống hút, thải khí giúp công suất động cơ tăng nhưng tiết kiệm nhiên liệu.


Công nghệ phun xăng điện tử FI giúp chiếc xe tiết kiệm nhiên liệu

Cùng với việc ứng dụng công nghệ phun xăng điện tử FI, ống nạp nhiên liệu bằng nhựa tổng hợp và cụm bướm ga mới cũng được lựa chọn sử dụng. Với đường kính và hành trình của piston là 50mm×57.9mm và tỷ số nén 9.3:1, động cơ đạt được công suất tối đa là 7.4kW /7,750 vòng/phút.

Tối ưu hệ thống truyền động

Tỷ số truyền động sơ cấp và thứ cấp được thay đổi từ (3.315→2.900) thành (2.714→3.154) nhằm tối ưu lực truyền động ra bánh sau. Để tạo ra lực truyền động này, độ rộng bánh răng của số 3 và số 4 được nới rộng nhằm đảo bảo tính tin cậy cho hệ thống truyền động.


Tỷ số truyền thay đổi tối ưu lực truyền động ra bánh sau

Công nghệ xi-lanh mới

Xi-lanh đúc kiểu ống gai là công nghệ lần đầu tiên được áp dụng cho dòng xe máy Yamaha tại thị trường Đông Nam Á. Mặt ngoài của lòng xi-lanh được cấu tạo dạng gia không chỉ tăng diện tích bề mặt tiếp xúc giữa lòng xi-lanh và thân xi-lanh mà còn tăng độ độ chính xác cao do hợp kim nhôm kết đặc lại bao quanh các chỗ lồi lõm ở mặt ngoài của lòng xi-lanh trong khi đúc giúp tăng cường khả năng tản nhiệt và nâng cao tính ổn định cho động cơ.

Trong hệ thống phối khí, dàn cò mổ kiểu con lăn được áp dụng thay thế cho kiểu cò mổ dạng trượt nhằm làm giảm độ ma sát giữa cò mổ và trục cam , đảm bảo cho động cơ vận hành êm ái, giảm thiểu việc thất thoát công suất và tiết kiệm nhiên liệu.

Những tính năng khác

Hệ thống hiển thị trên đồng hồ công-tơ-mét thiết kế hoàn toàn mới với ứng dụng hệ thống chiếu sáng bằng đèn LED với hiệu ứng. Ngoài ra, công tơ mét còn được trang bị đèn cảnh báo mức nhiên liệu và có chức năng báo lỗi động cho người điều khiển.

Yên sau được thiết lại có kích thước thon gọn vừa đảm bảo cảm giác ngồi thoải mái vừa mang lại hình ảnh gọn nhẹ cho phần đuôi xe.

Nhược điểm

Những điểm cộng khiến Jupiter FI trở thành một chiếc xe xứng đáng với số tiền mà khách hàng bỏ ra để sở hữu nó. Tuy nhiên, đây không phải là một chiếc xe hoàn hảo. Người viết xin chỉ ra một vài nhược điểm nhỏ, mang tính góp ý để nhà sản xuất hoàn thiện hơn nữa chiếc xe của mình.

Giảm xóc trước cứng

Yamaha trang bị cho Jupiter mới giảm xóc trước dạng phuộc nhún, giảm chấn dầu, lò xo. Khi quan sát, có thể nhận thấy hành trình giảm chấn của giảm xóc trước khá ngắn. Điều này khiến người lái khi vận hành xe ở những đoạn đường xấu cảm nhận khá rõ độ cứng.


Hành trình giảm chấn của giảm xóc trước khá ngắn

Giảm xóc trước cứng tác động trực tiếp lên tay lái gây mỏi cho người điều khiển khi phải ghì tay lái liên tục trong trường hợp di chuyển 1 quãng đường xấu dài.

Chắn bùn sau quá cao

Để đảm bảo tính thời trang cho tổng thể ngoại hình của chiếc xe, Yamaha đã thiết kế chắn bùn sau của Jupiter khá cao. Tiết diện của tấm chắn bùn nhỏ, góc cạnh và thuôn nhọn xuống phía dưới khiến nhiệm vụ của nó mang tính hình thức nhiều hơn là chắn bẩn bắn lên từ lốp xe khi vận hành.


Chắn bùn phía sau vểnh cao

Nhược điểm này cũng làm người lái xe khác đi sau chiếc xe này cảm thấy khó chịu khi vận hành dưới trời mưa, bẩn vì nước văng cao ra phía sau từ lốp xe.

Cần số chúi về phía trước

Cần đạp số của xe được bố trí chưa thực sự hợp lý. Nó được đặt chúi về phía trước nên khi người điều khiển muốn vào số phải dúi chân sâu hơn. Mỗi lần lên số khá bất tiện. Ngược lại, cần trả số lại quá cao nên khi về số, người lái lại phải nhấc gót lên để thao tác.

Cần số chúi về phí trước, cao phía sau

Tay nắm sau không cải tiến

Đây đã là thế hệ thứ 5 nhưng tay nắm phía sau của Jupiter (kể từ đời đầu tiên) vẫn không được cải tiến. Tay nắm đằng sau có gờ mỏng, khiến khi nâng, rê đuôi xe, quay đầu xe, phần tay nắm sẽ không được êm ái.


Tay nắm sau có gờ mỏng khiến việc nhấc đuôi xe không thoải mái

Đuôi Jupiter vẫn được tiếng là nặng hơn phần đầu xe khá nhiều nên khó nâng, nay vẫn giữ thiết kế tay nắm cũ làm việc nâng dắt xe không thoải mái.

Trọng lượng nhẹ

Trọng lượng 104kg, khá nhẹ, giúp chiếc xe dễ dàng xoay chuyển, quay đầu, dắt xe, và hỗ trợ tăng tốc rất tốt tuy nhiên, đặc điểm này đã dẫn đến 2 điểm chưa hợp lý trên Jupiter FI.


Trọng lượng nhẹ khiến xe mất an toàn ở tốc độ cao

Một là, khi tăng tốc từ 80km/h trở lên thì xe bắt đầu cho thấy một vài điểm không mong muốn, tính ổn định của xe bắt đầu giảm và không còn cho cảm giác lái an toàn như dưới 60km/h. Trọng lượng nhẹ không đủ để giữ cho chiếc xe được đầm khi đi với vận tốc cao, cho nên ở vận tốc này, xe bắt đầu chuyển sang “chế độ” bồng bềnh và làm cho người lái cảm thấy chùn tay ga.

Hai là, trọng lượng nhẹ đồng nghĩa với phanh đĩa phía trước rất nguy hiểm nếu sử dụng không hợp lý. Đầu Jupiter vốn có tiếng rất nhẹ, hành trình của phuộc trước lại không dài, nên nếu vô tình phanh đột ngột bằng tay phải, người lái sẽ gặp nguy hiểm.

Kết luận

Triết lý phát triển dòng xe Jupiter là sự kết hợp giữa sự tiện dụng, kiểu dáng thể thao và có hiệu suất cao. Yamaha đã làm tốt điều đó ở thế hệ thứ 5 này. Dù mang một số nhược điểm mang tính tiểu tiết, nhưng những gì mà hãng xe máy Nhật Bản trang bị trên chiếc xe này vẫn khiến khách hàng hài lòng.

Xem ảnh chi tiết Yamaha Jupiter FI

Thế Đạt (TTTĐ)
Ảnh: Lê Thắng